Đồ gá

I – KHÁI NIỆM

Đồ gá là trang thiết bị dùng để xác định vị trí của chi tiết gia công so với dụng cụ cắt và kẹp chặt chi tiết làm cho nó không bị xê dịch ra khỏi vị trí đã định từ trước.

II – PHÂN LOẠI.

Dựa vào 4 đặc điểm để phân loại đồ gá:

  1. Theo tính vạn năng
  2. Theo công dụng
  3. Theo lực kẹp
  4. Theo điểm kẹp

Thép hóa tốt

I – THÉP HÓA TỐT

  • Thành phần %C: 0,3 – 0,5%
  • Chuyên dùng để chế tạo các chi tiết chịu tải tĩnh và va đập cao, yêu cầu độ bền và đặc biệt là độ dai va đập cao (cơ tính tổng hợp cao) như trục, bánh răng, chốt.
  • Sản phẩm sau nhiệt luyện hoá tốt (tôi và ram cao).
  • Tổ chức thu được trong thép này sau nhiệt luyện hoá tốt là tổ chức Xoocbit ram, tổ chức cho giá trị độ dai va đập cao nhất.

II – THÀNH PHẦN HÓA HỌC

  • Thành phần %C: 0,3 – 0,5%.
  • Cr, Mn, Si, Ni với hàm lượng khoảng 1% mỗi nguyên tố với mục đích làm tăng độ thấm tôi.
  • các nguyên tố Mo (<0,3%) và Ti (<0,1%) cũng được dùng để giữ hạt nhỏ và chống giòn ram (hay gặp trong thép Ni).
  • loose-gears1

Thép đàn hồi

I – THÉP ĐÀN HỒI

  • Thép có thành phần Cacbon 0,5 -0,7%
  • Sản phẩm sau khi tôi và ram trung bình
  • Chuyên dùng để chế tạo lò xo, nhíp,….túm váy lại có tính đàn hồi.

II – THÀNH PHẦN HÓA HỌC

  • Thép có thành phần Cacbon 0,5 -0,7%
  • Nguyên tố hợp kim:
    • Mn, Si: Nâng cao tính đàn hồi.
    • Cr, Ni, V: Ổn định tính đàn hồi.

III – MỘT SỐ MÁC THÉP

65Mn, 60Si2

crossbow-elastic-potential.gif

Bài tập Vật liệu kim loại

13406783_647754178716850_8432310232371622811_n

Câu 2: ^^

a. Chọn vật liệu chế tạo Taro

  1. Yêu cầu cơ tính Taro:
    • Taro làm việc ở nhiệt độ trung bình, tải trọng lớn, chịu mài mòn,…nên phải chọn vật liệu có độ cứng, độ mài mòn cao.
    • Thép Crom là rất phù cmn hợp vì Crom không những tăng độ cứng mà còn tăng độ dai.
  2. Các mác thép có thể chọn:
    • 35CrMn
    • 40CrNi.

b. Chọn mác 40CrNi.

  • Thành phần:
    • %C = 0.4
    • %Cr = 1
    • %Ni = 1.
    • %S,P <=0,04.
  • Chế độ nhiệt luyện.
    • Thấm C đạt độ cứng khoảng 45-50 HRC.
    • Thường hóa
      • Mục đích: Ổn định tổ chức
      • Nhiệt độ thường hóa: Tº = Ac3 + (30-50ºC).
    • Ram cao:
      • Mục đích: Làm nghèo hợp kim.
      • Nhiệt độ tôi: 600-700 độ C
      • Thời gian: 2h-6h.
    • Tôi:
      • Mục đích: tạo Mactenxit tăng độ cứng.
      • Nhiệt độ: Tº = Ac3 + (30-50ºC).
    • Ram thấp:
      • Mục đích: tạo Mactenxit ram
      • Nhiệt độ: 150-250 độ C.

>>> Chúc các bạn thi tốt, see iu hè này! :3  ^^

Thép làm khuôn

Thép làm khuôn có hai loại, làm khuôn nóng và làm khuôn nguội

I – THÉP LÀM KHUÔN NÓNG

  1. Làm khuôn rèn
    • Sử dụng thép Crom – Niken (Crom – Mangan):
    • 50CrNiW, 50CrNiSiW.
    • Điển hình nhất: 50CrNiMo.
  2. Làm khuôn ép chảy:
    • Mác:
      • 30Cr2W8V
      • 40Cr5W2VSi.

II – THÉP LÀM KHUÔN NGUỘI

  1. Khuôn bé
    • CD100, CD120
  2. Khuôn bình bình
    • 110Cr, 100CrWMn, 100CrWSiMn
  3. Khuôn lớn
    • 210Cr12
    • 160Cr12Mo

Các mác thép gió

I – CÁC NGUYÊN TỐ TRONG THÉP GIÓ

  • Cacbon:
    • Mài mòn cao: %C = 0,7-1,5%
    • Mài mòn rất cao: %C = 1,2 – 1,5%
  • Volfram(W):
    • Quan trọng nhất.
    • Tạo cho thép tính cứng nóng cao ở khoảng trên dưới 600 độ C.
  • Crom (Cr)
    • Tăng độ thấm tôi.
  • Vanadi (VC):
    • Tạo cacbit mạnh.
  • Coban:
    • Không tạo Cacbit
    • Tăng tính cứng nóng.
  • Molipden (Mo):
    • Thay thế cho Volfram vì volfram đắt.

II – CÁC MÁC THÉP GIÓ

  1. Nhóm có năng suất cắt thường
    • Tốc độ khoảng 25m/ph.
    • Mác:
      • 80W18Cr4V2Mo (0,8%C – 18%W – 4%Cr – 2%V – 1%Mo).
  2. Nhóm có năng suất cắt cao:
    • Tốc độ cắt khoảng 35m/ph.
    • Có thêm Coban
    • Mác:
      • 90W9Co5Cr4V2Mo.